Theo đông y suy nhược thần kinh nguyên nhân gây nên là rối loạn 3 tạng Tâm, Can và Thận ngoài ra còn có lưu ý khác là sang chấn thần kinh. Để điều trị suy nhược thần kinh thì ngoài việc áp dụng các chế độ luyện tập sức khỏe, cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, yêu đời thì vấn đề sử dụng các bài thuốc theo y học cổ truyền cũng được khuyến khích.
Bài 1: Long nhãn (cùi nhãn sấy khô) 10g, gạo lứt 50g. Cách dùng: Ngâm long nhãn vào nước ấm một lúc, sau đó rửa sạch. Gạo lứt cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi gạo chín cho long nhãn vào, đun nhỏ lửa ninh nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt với người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay quên.
Bài 2: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Cách dùng: Thiên ma rửa sạch, óc lợn bỏ màng ngoài và tia máu, rồi rửa sạch. Tất cả cho vào tô canh, để vào nồi đổ nước hầm cách thủy khoảng 2 giờ, khi ăn cho thêm gia vị. Công dụng: Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh do căng thẳng tâm lý, ức chế, buồn bực, rối loạn chức năng gan, tâm thần không yên.
Bài 3: Khiếm thực 30g, ý dĩ 30g, mạch môn 30g, hạt sen 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Cách dùng: Hạt sen bỏ tâm, mạch môn không bỏ lõi, khiếm thực và ý dĩ rửa sạch, tất cả đem ngâm với nước sạch khoảng 20 phút. Sau đó, cho khiếm thực và ý dĩ vào nồi, đổ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm nhừ chừng 30 phút rồi cho hạt sen và mạch môn vào, đun tiếp khoảng 20 phút nữa là được, cho thêm đường phèn, ăn trong ngày. Công dụng: Thanh tâm, an thần, thích hợp cho những người mất ngủ, bồn chồn, bứt rứt không yên, tinh thần suy sụp.
Bài 4: Tim lợn 1 quả, nhân sâm 10g, đương quy 10g. Nhân sâm, đương quy rửa sạch, thái mỏng, tim rửa sạch, bổ ra cho nhân sâm và đương quy vào trong, đặt trong bát sứ, đổ nước sôi vào, hầm cách thủy 3 giờ, cho thêm gia vị ăn với cơm. Dùng thích hợp với người bị suy nhược thần kinh do suy nhược cơ thể sau ốm, sức yếu, thiếu máu, tâm thần bất an, ngủ không yên giấc. Lưu ý: Những người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy; phụ nữ có thai; người bị tăng huyết áp không được dùng.
Bài 5: Trứng chim cút 4 quả luộc chín, bóc bỏ vỏ; hạt sen 15g bỏ tâm, long nhãn 10g rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước ninh trong 30 phút. Khi ăn thêm chút đường phèn, ăn cái, uống nước. Món ăn này thích hợp với người bị suy nhược thần kinh biểu hiện: mệt mỏi, mất ngủ, hay mê mộng, hồi hộp, trí nhớ giảm sút, chán ăn.
Dưới đây là những bài thuốc giúp bổ trợ và điều trị tốt bệnh suy nhược thần kinh:
Bài 1: Long nhãn (cùi nhãn sấy khô) 10g, gạo lứt 50g. Cách dùng: Ngâm long nhãn vào nước ấm một lúc, sau đó rửa sạch. Gạo lứt cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi gạo chín cho long nhãn vào, đun nhỏ lửa ninh nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt với người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay quên.
Bài 2: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Cách dùng: Thiên ma rửa sạch, óc lợn bỏ màng ngoài và tia máu, rồi rửa sạch. Tất cả cho vào tô canh, để vào nồi đổ nước hầm cách thủy khoảng 2 giờ, khi ăn cho thêm gia vị. Công dụng: Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh do căng thẳng tâm lý, ức chế, buồn bực, rối loạn chức năng gan, tâm thần không yên.
Bài 3: Khiếm thực 30g, ý dĩ 30g, mạch môn 30g, hạt sen 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Cách dùng: Hạt sen bỏ tâm, mạch môn không bỏ lõi, khiếm thực và ý dĩ rửa sạch, tất cả đem ngâm với nước sạch khoảng 20 phút. Sau đó, cho khiếm thực và ý dĩ vào nồi, đổ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm nhừ chừng 30 phút rồi cho hạt sen và mạch môn vào, đun tiếp khoảng 20 phút nữa là được, cho thêm đường phèn, ăn trong ngày. Công dụng: Thanh tâm, an thần, thích hợp cho những người mất ngủ, bồn chồn, bứt rứt không yên, tinh thần suy sụp.
Bài 4: Tim lợn 1 quả, nhân sâm 10g, đương quy 10g. Nhân sâm, đương quy rửa sạch, thái mỏng, tim rửa sạch, bổ ra cho nhân sâm và đương quy vào trong, đặt trong bát sứ, đổ nước sôi vào, hầm cách thủy 3 giờ, cho thêm gia vị ăn với cơm. Dùng thích hợp với người bị suy nhược thần kinh do suy nhược cơ thể sau ốm, sức yếu, thiếu máu, tâm thần bất an, ngủ không yên giấc. Lưu ý: Những người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy; phụ nữ có thai; người bị tăng huyết áp không được dùng.
Bài 5: Trứng chim cút 4 quả luộc chín, bóc bỏ vỏ; hạt sen 15g bỏ tâm, long nhãn 10g rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước ninh trong 30 phút. Khi ăn thêm chút đường phèn, ăn cái, uống nước. Món ăn này thích hợp với người bị suy nhược thần kinh biểu hiện: mệt mỏi, mất ngủ, hay mê mộng, hồi hộp, trí nhớ giảm sút, chán ăn.