Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Điều trị đau thần kinh tọa bằng đông y

Posted by Unknown on 00:14 with No comments
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần tạo nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân. Khi bị đau thần kinh tọa, việc điều trị lại rất mất thời gian và tốn kém chi phí, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng.



đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở cả nam và nữ

Tại khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Thuận trong 09 tháng đầu năm 2015 có 124 người đau thần kinh tọa điều trị, chiếm 20% tổng số bệnh nhân điều trị tại đây.

Ai hay bị và vì sao?

Bác sỹ Thái Văn Đạt (khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Thuận) cho biết: Bệnh đau thần kinh tọa rất thường gặp, ở tất cả các lứa tuổi cả nam và nữ, tuy nhiên thường gặp ở lứa tuổi từ 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ, những người lao động chân tay nặng nhọc hay mắc bệnh này. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khoảng 80% là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là các bất thường ở vùng cột sống thắt lưng như: chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn v.v... Ở phụ nữ sau sinh, nhất là ở độ tuổi mãn kinh, bệnh lý loãng xương cũng là một nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

Biểu hiện của đau thần kinh tọa

Bs Đạt thông tin thêm, đa số đau thần kinh tọa khởi phát từ từ. Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tăng lên. Đau từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân tới lưng bàn chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái.

nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Nguyên nhân đau thần kinh tọa là 80% do thoát vị đĩa đệm

Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm, tăng khi trời lạnh giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau.

Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.

Có thể điều trị lành

Cũng đang điều trị tại Khoa Vật lý trị liệu của Bệnh viện, chú Hồ Quang Tùng (52 tuổi, TT Phú Long-Hàm Thuận Bắc) nói: "Tôi làm thanh long, công việc cũng vất vả, 2-3 năm nay bị đau thần kinh tọa nên không làm gì được. Tui nhớ hồi đó, tự nhiên đau lưng, rồi đau lan xuống đến chân, cảm giác như kiến bò. Cũng chủ quan không đi khám, đến khi không làm được nữa mới đi bệnh viện. Bác sỹ nói tui bị đau thần kinh tọa, phải điều trị lâu dài, kiên trì sẽ có thể hồi phục".

Điều trị đau dây thần kinh tọa

Thường xuyên xoa bóp là cách điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa tốt nhất

Khi đã mắc bệnh, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có cách điều trị thích hợp. Nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số giải pháp tạm thời như nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, xoa bóp hay dùng theo chỉ định của bác sỹ những loại thuốc giảm đau, nhưng nếu không có hướng dẫn cụ thể của bác sỹ hoặc sử dụng không hợp lý rất dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

>> Nấm lim xanh chữa bệnh gout


Hiện nay, việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao. Các phương pháp được sử dụng là chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, kéo giãn cột sống bằng máy. Kết hợp với xoa bóp châm cứu, ấn huyệt, di động đốt sống… sẽ giúp bệnh nhân dần phục hồi.

Bệnh đau thần kinh tọa không khó nhận biết, nếu bệnh nhân có dấu hiệu như đã nói ở trên không nên tự ý điều trị ở nhà, hãy tới các cơ sở y tế, để các bác sĩ khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét